13 tháng 12, 2014

Món dưa môn quê tôi !

MÓN DƯA MÔN QUÊ TÔI !
Ở Bích Giang quê tôi,môn thường dùng gọi là môn ngọt, vì nó không ngứa, thân mềm như bạc hà thường được trồng dưới mương, bờ sông, bờ ao….. nơi có nước quanh năm, dùng chế biến thức ăn khi còn tươi hoặc sau khi muối chua.




Đọc tiếp

17 tháng 9, 2014

LỜI RU CỦA MẸ

 A ự bao đời, lời ru của mẹ đã nuôi lớn tâm hồn bao thế hệ trẻ thơ bởi lời ru là tiếng nói đích thực từ trái tim mặn nồng yêu thương. Bao nhiêu âu yếm chở che, bao nhiêu dịu hiền ngọt ngào mẹ dành cho con, bao nhiêu ước vọng tốt đẹp, bao nhiêu nghĩa tình trĩu nặng lời ru…Mai ngày con đã lớn khôn, dù đi tới chân trời góc bể nào, hành trang con vẫn mang theo những lời mẹ ru… À…ơi…rồi lại…Ầu ơ…cất lên tự nhiên như cỏ cây mây trời xanh tươi, như dòng sông quê nhà êm đềm chảy, như vầng trăng thu dịu dàng tỏa sáng… 
Đọc tiếp

10 tháng 9, 2014

TẢN MẠN MỖI ĐỘ THU VỀ

Ta lắng nghe hương thu ngấm vào trời đất. Những nẻo đường lá vàng đã bắt đầu giăng lối, dù chỉ một chớm thu về nhưng sắc thu đã xao xác trong từng dòng kỷ niệm ngày xưa gọi về. Trời thu xanh cao vời vợi, tiếng thu vang vọng bên gành đá. Những cánh chim trời chao liệng trong sắc thu trong trẻo mênh mang. Ta đi tìm khoảng trời thu một thuở xa xăm gợi niềm cảm xúc xanh xao một thưở. Con đường ta vẫn đi về những sáng với chiều như  thênh thang  vô tận. Những đứa bạn năm xưa giờ cứ thưa thớt dần. Mỗi độ thu về ai còn đứng đợi vọng nguyệt ngâm ngợi đôi câu thơ viết vội  cho nhau mỗi độ khai trường. Cuộc đời con người với bao mùa thu trút lá. Có những tâm hồn, những cảm xúc đáng yêu biết mấy nay còn đâu?!. Giờ ta đi tìm quá vãng, xào xạc lá vàng rơi. Có những khi ta muốn gom những mùa thu xưa cũ để gợi chút niềm thân mật một thời. nhưng tay ngắn, tình dài. Rồi thì còn là hoài vọng mơ hồ.!!!! (ST) 
Thân tặng người em xa quê hương! 

ĐỒNG QUÊ YÊN TỈNH

THANH BÌNH

ĐẦM ẤM !

14 tháng 8, 2014

HÔM NAY TÔI NHỚ VỀ QUÊ !!!

Hơn 20 ngày chưa về - Hôm nay tự dưng tôi lại nhớ về làng tôi vậy !!!  -Nơi đó một thời tôi đã sống -nhất là tuổi thơ của tôi trôi qua êm đềm và biết bao kỹ niệm !
        Từ xa nhìn về quê hương -Làng Bích Giang - Trong một buổi chiều vần vũ trời sắp mưa !!!!

Cánh cò và đồng lúa -Sao yên bình thế !


Nếp nhà -Bờ rào đơn sơ mà ấm nồng tình làng nghĩa xóm .

Các cháu tan học về nhà ! 

7 tháng 8, 2014

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam nói chung và người dân Quảng trị nói riêng thì tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất; sâu đậm nhất ; ngọt ngào nhất . Mỗi người được sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.


Đọc tiếp

17 tháng 6, 2014

NHỚ VỀ BÀI ĐỒNG GIAO QUÊ TÔI- TẬP TẦM VONG

Chúng ta đang ở đầu thế kỷ XXI. Mai sau, dù có bao giờ, phần sưu tầm biên khảo nhỏ nhoi này mong còn được đôi khi lần giở trước đèn, để may ra có người mở trang sách cũ tìm hiểu về đất lề quê thói, thấy rõ ràng kho tàng văn học dân gian đặt nặng giáo dục gia đình trên vai người mẹ. Những lời ru ca dao ạ ơi ời hà hơi văn hóa mẹ vào tâm hồn trẻ từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi chập chững lững thững những trò chơi đi kèm đồng dao, để từ đó vững bước vào xã hội. Hát mà chơi. Hát mà học. Hát chơi mà học thật. Học làm NGƯỜI.
Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền, và bị quên lãng. Tác giả hầu hết vô danh, hay nói đúng hơn, chính dân gian là tác giả.

Đọc tiếp

22 tháng 4, 2014

MỘT THỜI ĐAM MÊ BẮT RẾ RẾ ĐÁ NHAU


Hồi nhỏ vào mùa hè, khi mùa bắp đậu đã thu hoạch xong, bọn trẽ chúng tôi được nghỉ hè, cứ trời hửng sáng, chạy ra đồng, lần theo tiếng kêu tìm bắt rế. Rế thường trú dưới các bó bắp, đậu để thành đống và thi nhau gáy như thách thức con nào gáy to hơn vậy!

Đọc tiếp

15 tháng 4, 2014

MÙA GIÓ LÀO ĐÃ VỀ

Sáng ra, vừa mở cửa đón chút nắng sớm tròn trĩnh đã cảm giác đâu đây cái nóng hầm hập, hanh rát phả vào mặt.
Nghe mạ tặc lưỡi thở dài: “Tới mùa gió Nam (Gió Lào) rồi chớ chi nữa!”.


Hồi còn đi học cấp 2 ở trường xã (nay là trường Nguyễn Viết Xuân), nhớ giờ địa lý hôm ấy, Thầy T. giải thích hiện tượng gió Lào. Thầy vẽ sơ đồ, mô hình, nào là dãy Trường Sơn, nào là bản đồ ranh giới tỉnh mình với nước ban Lào, gió Tây Nam từ Vịnh Thái lan thởi từ bên kia thổi về bị chắn bởi dãy Trường Sơn  ra sao, bao nhiêu hơi nước đều bị chặn lại gây ra bên kia nước Lào thì mùa mưa  còn bên mình thì mùa khô nóng thế nào.Thế nên mới có câu : Trường Sơn Đông nắng Tây mưa .
Thầy  nói quê mình có thứ này là “đặc sản” đấy, ráng mà nhớ sau này đi đâu người ta hỏi còn biết mà trả lời. Cả lớp nghe thế, ngồi im nuốt từng chữ một, học thuộc làu làu nên bài kiểm tra đó đứa nào cũng điểm cao. Tôi sinh ra trong mùa gió Lào, lớn lên trong các mùa gió Lào  ở quê hương mà làm sao không nhớ được……..
Đọc tiếp

8 tháng 4, 2014

CHUYỆN SỐ 6

ÔNG TUYN  Ẻ  BÊN ĐỒN CẢNH SÁT
(Ngày xưa : Quê tui đi ẻ thì hay dùng lá để lau đít )

Dọc  đường  số 9 có một đồn Cảnh sát  kiểm soát giấy tờ công dân đi lại rất chi là phiền nhiễu người dân mặc dù  biết là người quen vẫn lục soát giấy tờ . Ôông rất bực tức và đợi một ngày sẽ kiếm cớ trêu chọc mấy ôông cảnh sát trong đồn.
Hôm đó, vào buổi sáng ,ôông đi ngang qua và đau bụng  rứa là ôông  vào  sát cạnh ngay một bên đồn ngồi ẻ  một đốông,  xong ôông dịch qua khoảng vài mét lại ẻ thêm một đôống , nghe mùi  bốc lên ,viên cảnh sát nọ mới đổi về  đi ra và hỏi :
-         Ai cho ôông đi ẻ đây ?
-         Ai cho mô!!! tui thấy  có người ẻ bên đó, tui ẻ bên ni  - Ôông Tuynh  chỉ đống phân bên kia và nói
-         Thế giấy tờ của ô ông mô ? Viên cảnh sát đành chịu và hỏi ( Ý là hỏi giấy căn cước ( CHỨNG MINH NHÂN DÂN ngày nay) .Nhưng ôông Tuyn lại trả lời theo kiểu khác:

-         Tui có dùng giấy tờ mô, tui dùng lá !!!!!!!!

31 tháng 3, 2014

VỀ QUÊ NGHE TIẾNG CHIM -BẮT CÔ TRÓI CỘT

Tôi cũng thế, vùng vẫy mãi mà chẳng thể thoát ra khỏi những sợi tơ chăng mắc bằng ngôn ngữ trữ tình ấy. Bỡi tôi cũng là một người quê. Cũng đôi lần đi về quê xưa mà nghe thời gian còn phảng phất một màu kí ức. Và như để trả nợ cho một tình quê, tôi giải tỏa bằng một vài cảm nhận. Hẳn cũng quê kệch như tiếng “bắt cô trói cột” kia. Song lại là một điệu quê, có ai người đồng điệu?


Đọc tiếp

28 tháng 3, 2014

ĐẦU THÁNG TƯ -NHỚ VỀ TRỊNH CÔNG SƠN


Có môt nỗi buồn ở nơi này thì sẽ có một niềm vui ở chốn khác.
Có một trái tim khổ nạn ở người này thì tất nhiên sẽ có một trái tim hân hoan ở kẻ khác.
Những ai đã đi đến với đời thì phải có lúc lìa xa nó.
Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người.
Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.
Cái mất không bao giờ mất hẳn
Cái còn không hẳn mãi là còn...!

Đọc tiếp

19 tháng 3, 2014

HÈ VỀ QUÊ TÔI RỘN RÃ TIẾNG VE !


 Mùa hạ đã thực sự hiện diện trên khắp mọi nẻo đường với sắc đỏ của hoa phượng, sắc tím của bằng lăng, nắng vàng rực rỡ, những cơn mưa rào mát lành đến rồi đi vội vàng và râm ran đâu đó tiếng ve ngân sau những vòm lá xanh biếc.
“Tháng năm, tiếng ve lại cất lên điệu nhạc buồn đáng trách!” - Đó là cảm xúc của lớp lớp bao thế hệ học trò sau những tháng ngày miệt mài trên ghế nhà trường. Để rồi khi trưởng thành, lại thèm nghe một tiếng ve gọi hè, để lại thấy mình xao xuyến với bao cảm xúc ùa về như thời cắp sách đến trường.
Đọc tiếp

15 tháng 3, 2014

CHUYỆN ĐỜI



Người con không có khả năng nuôi mẹ già, liền quyết định cõng mẹ bỏ lên núi.
Đêm tối, người con nói rằng cõng mẹ lên núi dạo, bà mẹ lấy hết sức mình đèo lên vai con.
Trên đường đi anh ta nghĩ phải leo cao hơn nữa rồi mới bỏ mẹ xuống.
Bỗng anh ta nhìn trên vai mình, thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rãi suốt đoạn
đường đi, anh ta tức giận hỏi mẹ: "Mẹ rãi đậu làm gì thế? "
Kết quả câu trả lời của mẹ đã khiến anh ta bật khóc:
"Con ngốc ạ, mẹ sợ lát nữa còn mình con xuống núi sẽ lạc đường".
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ...


Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con "

Chuyện số 5 -ÔÔNG TUYNH

Ôông Tuyn đi xe đò khôông tốn tiền
  Ôông Tuyn từ chợ Đông Hà lên. Đã trưa, ôông đón xe khách chạy tuyến đàng Đông Hà - Cam Lộ. xe dừng lại, ôông bước lên bên tài xế :
  - Chú ơi, cho tui XIN lên Cam Hiếu.
  - Dạ, mời bác lên!

Đọc tiếp

6 tháng 3, 2014

CHUYỆN ÔÔNG TUYNH

 Chuyện số4:
 Để kiếm sống, thời thanh niên ôông Tuyn đã học làm nghề phù thủy. Có lần, ôông xách khăn gói đi cúng ở một làng bên . Đang gõ mõ, đọc sớ tấu, đến đoạn " Việt Nam quốc ...Quảng Trị tỉnh, Cam Lộ huyện..." thì đột nhiên ôông địt  (đánh rắm) 
  Hơi trẻn với người bên cạnh, ôông đọc luôn :
      - Xẩm xẩm mùi ai ?  
  người bên cạnh đáp :
      - Xẩm xẩm mùi Tuyn.
      - Oan Tuyn thì Tuyn chịu.
  Cứ thế, ôông đọc tiếp và cứ thế, đọc sớ cúng cho đến lúc lễ tất với một giọng trang nghiêm, đĩnh đạc, đúng điệu của một thầy phù thủy lành nghề !     


4 tháng 3, 2014

Chuyện số 3 :

 Ông tuynh giả mù
  Ôông Tuyn thường đi công việc các làng  nên  thanh niên biết ông rất nhiều.
Có một lần ôông về làng nọ gặp một tốp thanh niên nghịch ngợm . Chúng giữ ôông lại và thách đố:
      - Ôông ơi, chúng cháu xin đãi ôông một chầu rượu, nếu như... 
      - Cấy chi? Bây cứ nói  - Ôông hỏi
      - Thưa ôông, ở ngoài giếng kia có mấy o con  gái đang tắm . Ôông mà ra tận nơi để nhìn được là tụi cháu xin hầu ôông .
      - Dễ ợt! - Ôông trã lời!
  Nói rồi, ôông bắt đầu thực hiện. Ôông bẻ một cành cây bên đường làm gậy, đội nón, nhắm mắt giả làm người mù!!! Cứ thế, ôông bước lần mò đến cái giếng tận ngoài lùm cây rậm rạp. Các o con gái đang tắm thấy ôông già mù  quơ quơ cái gậy nên chủ quan, lại khúc khích trêu chọc nhau cười .
  Ôông Tuyn lần được đến giếng và nói:
      - Các cháu ơi ôông khát nác quá, cho ôông xin một méng!!!
  Một o múc nác đưa cho ôông. Ôông uống một hơi xong, khà một tiếng thật mạnh, thể hiện rất đã khát- Và ôông mở mắt ra, tỉnh bơ nói:
      - Cảm ơn các cháu, chà nhờ méng nác giếng mát quá, mà ôông sáng mắt ra!
  Thấy thế, các o gái đỏ mặt mắc cỡ, chạy trốn hết. Đám thanh niên phục mưu cao của ôông và thực hiện lời hứa chiêu đãi ngay ôông một chầu rượu

25 tháng 2, 2014

CHUYỆN ÔÔNG TUYNH


                              Chuyện số 2: 
 ÔÔNG TUYNH  ĐI  CHỢ  ĐÔNG HÀ  CHỌC  CÔ BÁN HÀNG
Có một hôm, ôông Tuyn xuống chợ Đông hà  mua cái bình sứ bằng đất nung . Ôông hỏi o bán hàng :
      - O ơi ! Cái bình sứ này mấy đồng ?
O bán hàng nói séc :
      - Năm trăm đồng.
  Ôông biết là o này chua ngoa, nói séc quá ,ôông trả giá thật thấp:
      - O ơi ! Một trăm đồng  có bán khôông ?
  O bán hàng giọng chanh chua :
      - Một trăm đồng  thì bán  được  cái vòi !!!
  Thế là ôông Tuyn móc ngay trong thôộng  ra một trăm đồng, đưa cho O bán hàng,  và  lấy tay bẻ luôn cái vòi  ấm rồi cầm đi, bỏ lại một cái bình sứ sứt vòi.
  O bán hàng giận tím ruột, nhưng đành chịu vì đã lỡ nói vậy!!! 

24 tháng 2, 2014

TIỀN.....TỆ !!!!!

    
TIỀN .....TỆ !!!!!
Tiền vốn là vật đúc bằng kim loại (đồng, kẽm, nhôm, nikel, bạc) hay in bằng giấy tổng hợp (giấy vải, polime) do một ngân hàng Nhà nước phát hành dùng làm đơn vị tiền tệ của một quốc gia (hoặc như nhiều quốc gia thống nhất dùng chung một loại tiền như đồng Euro). Tiền được sinh ra nhờ sự phát triển của kinh tế xã hội loài người. Hơn 3.000 năm trước, thời Hạ Vũ ở nước Trung Hoa người ta đã dùng vỏ sò như tiền để giao dịch. Từ đời nhà Chu thì xuất hiện những đồng tiền đúc thành hình con dao, cái cuốc (giống như vật dụng cần trao đổi) rồi người ta làm những đồng hình tròn có lỗ để tiện xâu lại cho khỏi rơi. Một số vùng khác trên thế giới còn đẽo những viên đá to, đục lỗ rồi chở đi mua bán, đổi hàng tiêu dùng cần thiết như vật dụng, lương thực, da thú, vũ khí...


         Cho đến thời đại điện tử, tin học của thế kỷ XX, tiền trở nên đa dạng, hiện đại hơn, không chỉ là xu, giấy nữa mà là tài khoản ngân hàng, chuyển khoản, thẻ từ ATM và mới đây là  đồng tiền ảo Bitcoin một loại tiền tệ mới đang rất hot ngày nay, nhưng dân ta vẫn khoái dùng tiền thật loạt xoạt trong túi hơn là tiền ảo trong miếng plastic. Lại có địa phương ở nước Anh muốn quay lại thời kỳ sơ khai bằng cách tính công điểm lao động lẫn cho nhau rồi đổi lấy đồ ăn, thức uống, vật dụng thông thường! Chính hiện tượng cá biệt này làm nảy sinh sự nghi ngờ về bản chất đông tiền, ngoài giá trị tiêu dùng, tích lũy ra liệu nó còn ý nghĩa gì khác đối với xã hội và con người không?



Đọc tiếp

18 tháng 2, 2014

CHUYỆN ÔÔNG TUYNH

           CHUYỆN ÔÔNG TUYNH 

Ôông Tuyn tên thiệt là Nguyễn Tuyn, (Họ 6) người làng Bích Giang, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ôông sinh năm 1890, mất năm 1966. Ôông mần việc ở xã nên bà con làng mềng hay gọi ôông với cái tên thân thuộc là Ôông xã Tuynh .Ôông còn làm thầy cúng nên cũng có lúc bà con mềng gọi ôông với cái tên: Thầy Tuynh.

         Với tính chân thực, hài hước, dí dỏm và ngang “phè phè” nên cuộc đời ôông đã để lại nhiều chuyện khôi hài, dí dỏm và không kém phần thông minh, lém lỉnh của một người nông dân chất phác, thiệt roọt miền đất Quảng Trị đầy gió lào,nắng cháy và còn cơ cực . Mặc dù ôông mất đã lâu, nhưng hiện nay ở quê tui và vùng lân cận, vẫn còn truyền miệng trong dân gian những chuyện cười lạc quan, thú vị mà bà con quen gọi là chuyện cười ôông Tuyn. Con cháu ôông hiện nay vẫn mần ăn ở Quê hương như bao người khác.
        Tui sưu tầm và đăng lên trang này, xin con cháu ôông Tuyn thông cảm và lượng thứ ,vì khôông ngoài mục đích sưu tầm và lưu lại cho hậu thế những gì ngày xưa cha ôông ta đã sốông như rứa đó. Nếu các bạn đọọc và có vấn đề chi chưa hợp, chưa chính xác thì mạnh dạnh góp ý để tui sữa lại cho hoàn chỉnh. Bời vì chuyện dân gian , truyền khẩu nên dể thất lạc và không giống nhau về cách kể . Trôông các bạn, nhứt là các bạn trẽ hãy đóng góp nghe !!!!
Nguyễn Văn Trung –Mùa xuân năm Giáp Ngọ - trên QH Bích Giang

Đọc tiếp

14 tháng 2, 2014

LẠI VỀ CHỐN XƯA



Nhiều năm biền biệt xa làng

Nay đây, mai đó vội vàng bước chân

Về nhà đứng trước khoảng sân

Nơi xưa thơ ấu, lớn dần từ đây

Ngắm nhìn vườn tược cỏ cây

Hoa xoan tim tím rụng đầy lối qua

Đống rơm, giàn mướp, luống cà

Vại sành hứng nước hiên nhà còn đây

Giếng khơi in bóng trời mây

Rêu phong đã kín gạch xây quanh bờ
Đọc tiếp

22 tháng 1, 2014

NĂM MỚI - GIÁP NGỌ



(Rê chuột tới hoa mai)

21 tháng 1, 2014

Bánh tét quê tôi !

         Ngày xưa,quê tôi dù còn nhiều khó khăn vất vã, nhưng mỗi khi xuân về tết đến thì mọi nhà không thể thiều nồi bánh tét. Đó là đặc sản của bà con miền Trung quê tôi và là một trong những hương vị làm nên ngày tết thêm không khí ấm cúng đậm đà bản sắc dân tộc, mang hồn của quê hương tự ngàn năm truyền lại và tôi tin rằng sẽ mãi mãi về sau này dù cho cuộc sống có văn minh hiện đại đến đâu đi nữa . Làng quê tôi yên bình nằm bên cạnh dòng sông Hiếu gọi là làng Bích giang . Không biết các bạn trẽ có hiểu được nguồn gốc của tên làng? Riêng tôi hiểu đơn giãn: Bích là xanh, Giang là sông: Làng bên cạnh dòng sông xanh.Vậy đó các bạn à ! Cứ mỗi độ xuân  bà con quê tôi lại tất bật trăm bề , lo cho mọi thứ để chuẩn bị đón tết, vui xuân được ấm cúng trọn vẹn và nồi bánh tét ngày cuối năm là một trong trăm bề đó và không thể thiếu đối với mỗi gia đình. 
                  CHỌN LÁ CHUỐI -PHƠI HÉO

Đọc tiếp

16 tháng 1, 2014

MÙA XUÂN CHO TUỔI TRẼ

Em yêu! Em đang háo hức mùa xuân về phải không ? Em có nghe mùa xuân đang về trên khắp các miền quê  của đất nước mến yêu ! Trên khắp các  nẻo đường và trong mọi lòng người như chờ đón !!! Cây cỏ như thoát bỏ được rét buốt ngày qua , bầu trời ấm cúng hơn và  mùi hoa cỏ như thấm đẫm sắc xuân, màu của lộc non, sắc của chồi biếc, của những đoá hoa mai rực rỡ. Lấp ló những nụ hoa e ấp chờ  đợi xuân về ! Rạo rực với lòng người vui đón xuân về !!! Em nắm tay anh  dạo qua những hàng hoa xuân thơm ngát, những quầy hàng bán hương trầm, câu đối tết, rạo rực những sắc xuân…….  Hàng ngàn cành mai, cành quất rung rinh trong nắng ấm se lạnh, lá hoa còn đọng lại  những giọt nước  óng ánh qua ánh điện lập lòe quảng cáo . 


Đọc tiếp