Quê tôi có lời hát ru thiệt hay :
_ Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh
Câu hát đơn giản truyền đi một thông điệp hoà bình và hạnh phúc, giấc mơ đã xuyên triền miên qua nhiều thế hệ.
Ước mơ hòa bình : quạ là loài ác điểu chuyên ăn cướp trứng và bắt cóc gà con ; gà là loài gia cầm hiền lành, nhưng khi bảo vệ ổ trứng và đàn con cũng trở thành hung tợn, thường đánh bạt đối phương.
Ở đây hai con chim thù địch hợp tác làm chung một việc. Quạ chim trời, ở vị thế cao, làm việc chủ đạo là lợp nhà ; gà, chim chuồng, ở vị trí thấp, đưa tranh làm việc trung gian ; cu, biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, chẻ lạt, tạo điều kiện ràng buộc.
Về câu ca dao này, nhà thơ Thanh Thảo đã co nhận xét tinh tế : quạ làm thợ cả, gà làm thợ phụ. Thật thế quạ lqé chim trờivà chim dữ, sống bằng bạo lực, ở đây khởi sự lợp nhànghĩa là được "cải tạo", thuằn hoá theo nghĩa "apprivoiser" cũa Saint Exupéry trong Hoang Tử Bé : con chồn đã được thuần hoá bởi tình cảm.
Ước mơ hạnh phúc : mái nhà, lợp tranh - trong một xứ sở nghèo - bình thường che mưa che nắngvà khi cần có khả năng chống đỡ giông bão. Mái nhà trước tiên bảo vệ cơ thể, sau đó tạo điều kiện cho hạnh phúc cá nhân hay đôi lứa và gia đình, tộc họ. Mái nhà tượng trưng tình thương và sum họp. Vợ chồng gọi nhau là nhà, một hoán dụ và ẩn dụ thắm thiết. Mà tượng trưng cho ngôi nhà là mái nhà : mẹ già phơ phới mái sương, hình ảnh trong Chinh Phụ Ngâm thật tuyệt vời.
Hang động là địa chỉ đầu tiên của loài người, thuộc về thiên nhiên.Mái nhà, nhân tạo, là tiền trạm của văn hoá, của tiến bộ ; nò di chuyển, di cư, di tản, nhưng dù ở chân trời nào, khí hậu nào, mái nhà vẫn là trạm cuối của đời người. Thậm chì ở thế giới bên kia, Đạm Tiên khi về báo mộng cho thúy Kiều, dã cho địa chỉ : hàn gia ở mé Tây thiên, dưới dòng nước chảy...Do đó công việc lợp nhà ở đây rất ý nghĩa. Chữ lợp nôm na mà chính xác, vì chỉ có một công dụng từ vựng duy nhất : người ta lợp nhà chớ không lợp gì khác. Lợp tranh, rạ, lá dừa hay lợp ngói, lợp tôn thi vẫn là lợp nhà. Hai động ngữ kia cũng vậy : Chẻchẻ lạt đưa tranh. Chẻ là rọc theo chiều dọc, nương theo thớ tự nhiên của thân cây, đối lập với chặt và đứt ngang làm đứt đoạn ; đưa là động tác trung gian, như trong chữ đưa đò, đưa thư. Như vậy cả chùm ba động ngữ đều mang chung một ý nghĩa tiếp nối, ràng buộc. Danh từ chủ thể cũng nôm na : quạ, cu là tiếng tượng thanh, nhại tiếng chim ; gà tuy là gốc Hán nhưng du nhập từ lâu, có thể là qua tiếng Thái (Kai là gà). Cả ba loài chim đều la hình ảnh thân thuộc của thôn quê.
Còn lại chữ chiều chiều đậm tình mà nhạt nghĩa. Nhạt nghĩa vì chẳng nhẽcứ mỗi buổi chiều lại rủ nhau đi lợp nhà ? Ý nghĩa cuả nó chỉ là âm vang tình cảm.
Chiều chiều mở ra một thời gian nhớ nhung trong một chân trời mộng mị ; nó chỉ là giai điệu đẩy đưa. Ca dao Việt nam có hơn một trăm câu nhập đề chiều chiều như vậy.
Có người cho rằng câu hát ru nói trên bắt nguồn từ lối hát Bài chòi ngày Tết ở miền Trung, khi rút ra con bài Ba Gà, người hô sẽ ngân nga : "Chiều chiều... Con quạ... con cu... con gà, là ba con, uớ là con Ba Gà...". Nhưng có lẽ người hô Bài Chòi khéo sử dụng một câu ca dao có sẵn từ trước.
Về sau có ngưới ráp nối thêm :
(...) Chèo bẻo nấu cơm nấu canh
Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm
(...) Chuồn chuồn đi bán chiếu manh
Niềng niễng lót ổ, vàng anh vô nằm
Nhưng chỉ là cho câu chính loãng đi. Như bóng chiều còn lưu luyến.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét