Ngày xưa,quê tôi dù còn nhiều khó khăn vất vã, nhưng mỗi khi xuân về tết đến thì mọi nhà không thể thiều nồi bánh tét. Đó là đặc sản của bà con miền Trung quê tôi và là một trong những hương vị làm nên ngày tết thêm không khí ấm cúng đậm đà bản sắc dân tộc, mang hồn của quê hương tự ngàn năm truyền lại và tôi tin rằng sẽ mãi mãi về sau này dù cho cuộc sống có văn minh hiện đại đến đâu đi nữa .
Làng quê tôi yên bình nằm bên cạnh dòng sông Hiếu gọi là làng Bích giang . Không biết các bạn trẽ có hiểu được nguồn gốc của tên làng? Riêng tôi hiểu đơn giãn: Bích là xanh, Giang là sông: Làng bên cạnh dòng sông xanh.Vậy đó các bạn à ! Cứ mỗi độ xuân bà con quê tôi lại tất bật trăm bề , lo cho mọi thứ để chuẩn bị đón tết, vui xuân được ấm cúng trọn vẹn và nồi bánh tét ngày cuối năm là một trong trăm bề đó và không thể thiếu đối với mỗi gia đình.
CHỌN LÁ CHUỐI -PHƠI HÉO
Nhà nhà, đâu cũng thấy bày nong lá chuối bánh tẻ đã phơi héo chuẩn bị mấy ngày trước được chọn lọc rất kỹ, rồi thúng nếp trắng ngần, thơm mùi đồng nội được ngâm kỹ, phơi cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ cho sạch, đồ chín, thịt và các loại gia vị hành mỡ để làm nhân bánh cùng đống lạt giang lấy từ trong rừng mềm dẻo chẻ sẵn dùng làm dây buộc, chuẩn bị gói những đòn bánh tét cho ngày tết. Tất bật vậy, nhưng người nào cũng có niềm vui rộn rã của ngày tết sắp về ! Có lẽ phong tục gói bánh tét mỗi dịp xuân về đã ăn sâu trong tiềm thức người dân quê tôi.
Các mẹ, các chị ngồi gói bánh tét và kể chuyện ngày xưa cơ cực nhưng rất tình cảm, tình làng nghĩa xóm có nhau cho các cháu nghe. Rồi bày vẽ cho các cháu cách gói bánh tét, các phong tục đẹp truyền thống của ngày tết ở quê hương. Đầu tiên là trải một lớp lá chuối áo lành lặn, xong đến một lớp lá nữa rồi mới đong một long gạo nếp dở dọc theo lớp lá dài độ 40 cm. Sau đó lấy ngón tay khơi dọc một đường rồi bỏ nắm nhân đậu xanh, trộn thịt được vo tròn sẵn bỏ vào giữa làm nhân rồ vun lớp nếp thừa hai bên cho kín nhân, sau đó cuộn tròn lá lại và dùng dây lạt giang buộc tròn lại .
CÁCH GÓI BÁNH
Cứ 3 đến 5 cm buộc một dây lạt dang cho đến hết bánh.
Sau khi gói xong cũng là trời vừa tối, tùy theo khả năng từng nhà, số bánh từ 15 đến 30 đòn bánh tét, cho số bánh gói dựng đứng vào song, đổ ngập nước và lên bếp lớn mới được kê bằng ba viên táp lô bên bếp để bắt đầu nấu. Ánh đèn điện bùng sáng, nồi bánh tét lửa đỏ bừng. Mọi người trong gia đình vây quần bên nồi bánh tét. Nhớ lại bài hát: Xuân này con không về mà ca sỹ Duy Khánh hay hát làm xôn xao bao bà mẹ Việt nam phải ngậm ngùi thương nhớ người con đi xa chưa về !
Màn đêm buông xuống, sương đêm hơi se lạnh, bên bếp lửa hồng, người lớn tuổi hay kể về những chuyện làm ăn năm qua. Kể về những thay đổi cuộc sống của gia đình và các gia đình xung quanh. Những câu chuyện đời trong năm được ghi nhớ để dịp cuối năm mang ra kể như một điều gì đó mà xưa vẫn hay làm. Cứ thế chuyện kể trong hơi ấm của nồi bánh tét đang được nấu chín dần, thỉnh thoảng lại dừng lại để đẩy lửa, và câu chuyện ngắt quảng đôi chút. Theo kinh nghiệm của bà con làng tôi, ngoài việc lựa chọn những loại nếp thơm dẻo, ngon và nhân đảm bảo thì cách nấu cũng khá quan trọng. Trước khi nấu, cần cho bánh vào một lượt trong nồi, đổ nước lạnh vào ngập sâm sấp bánh. Sau đó đun lửa cháy đều cho nồi bánh sôi sùng sục quanh đều, giữ đều lửa để bánh chín dần.
Màn đêm buông xuống, sương đêm hơi se lạnh, bên bếp lửa hồng, người lớn tuổi hay kể về những chuyện làm ăn năm qua. Kể về những thay đổi cuộc sống của gia đình và các gia đình xung quanh. Những câu chuyện đời trong năm được ghi nhớ để dịp cuối năm mang ra kể như một điều gì đó mà xưa vẫn hay làm. Cứ thế chuyện kể trong hơi ấm của nồi bánh tét đang được nấu chín dần, thỉnh thoảng lại dừng lại để đẩy lửa, và câu chuyện ngắt quảng đôi chút. Theo kinh nghiệm của bà con làng tôi, ngoài việc lựa chọn những loại nếp thơm dẻo, ngon và nhân đảm bảo thì cách nấu cũng khá quan trọng. Trước khi nấu, cần cho bánh vào một lượt trong nồi, đổ nước lạnh vào ngập sâm sấp bánh. Sau đó đun lửa cháy đều cho nồi bánh sôi sùng sục quanh đều, giữ đều lửa để bánh chín dần.
GÓI BANH TÉT
BÊN NỒI BÁNH TÉT ĐANG NẤU
Nấu từ 5 đến 6 giờ đồng hồ, lại đảo ngược bánh từ trên xuống dưới để cho bánh chín đều, sau đó nhỏ lửa và đun sôi thêm 4 đến 5 giờ nữa rồi để ngâm khoảng vài giờ đồng hồ vớt bánh ra để ráo và treo lên. Bằng cách nấu này đòn bánh tét sẽ giữ được lá xanh, cây bánh đẹp, để được lâu ngày, khi dùng cũng rất ngon.
Ngày nay, quê tôi kinh tế có phần khá hơn, cuộc sống hiện đại hơn nên một số gia đình không còn mặn mà gói bánh tét. Nhưng điều đó không có nghĩa phong tục gói bánh tét ngày tết bị mai một. Một số gia đình còn nặng lòng với việc gói bánh tét lại trổ tài gói theo đơn đặt hàng cho mỗi gia đình. Cách làm như thế cũng tiện lợi nhưng tết nhà nào cũng có đòn bánh tét để cúng ông bà tổ tiên, đãi khách trong những ngày tết.
Bà con Việt kiều xa quê mà có bánh tét để đặt lên bàn thờ trong mấy ngày tết thì có gì quý bằng và như được vui tết ở quê nhà vậy! Đòn bánh tét quê tôi trong những ngày này giáp tết từ già đến trẽ ai cũng nhắc đến. Ra tới đầu ngỏ đã nghe mọi người hỏi nhau, nồi bánh đã chín chưa. Không biết tự bao giờ nồi bánh tét ngày tết, hay nói cách khác, nồi bánh của đêm giao thừa đã trở thành nét văn hóa truyền thống, một phong tục không thể thiếu đối với mỗi gia đình quê tôi. Sâu xa hơn đó là nét văn hóa từ ngàn đời nay của dân tộc ta mỗi độ tết đến, xuân về.
Ngày nay, quê tôi kinh tế có phần khá hơn, cuộc sống hiện đại hơn nên một số gia đình không còn mặn mà gói bánh tét. Nhưng điều đó không có nghĩa phong tục gói bánh tét ngày tết bị mai một. Một số gia đình còn nặng lòng với việc gói bánh tét lại trổ tài gói theo đơn đặt hàng cho mỗi gia đình. Cách làm như thế cũng tiện lợi nhưng tết nhà nào cũng có đòn bánh tét để cúng ông bà tổ tiên, đãi khách trong những ngày tết.
Bà con Việt kiều xa quê mà có bánh tét để đặt lên bàn thờ trong mấy ngày tết thì có gì quý bằng và như được vui tết ở quê nhà vậy! Đòn bánh tét quê tôi trong những ngày này giáp tết từ già đến trẽ ai cũng nhắc đến. Ra tới đầu ngỏ đã nghe mọi người hỏi nhau, nồi bánh đã chín chưa. Không biết tự bao giờ nồi bánh tét ngày tết, hay nói cách khác, nồi bánh của đêm giao thừa đã trở thành nét văn hóa truyền thống, một phong tục không thể thiếu đối với mỗi gia đình quê tôi. Sâu xa hơn đó là nét văn hóa từ ngàn đời nay của dân tộc ta mỗi độ tết đến, xuân về.
MÂM CỔ CÚNG NGÀY TẾT CÓ BÁNH TÉT
Chỉ còn khoảng thời gian ngắn nữa thôi, nồi bánh tét sẽ chín, khoảnh khắc đêm giao thừa cũng đến, cả gia đình tôi quây quần bên hơi ấm để đón năm mới. Sáng ngày đầu năm tết cổ truyền, mẹ lại hướng dẫn tôi tét bánh để dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày đầu năm mới, sau đó thưởng thức hương vị mặn nồng của bánh tét ngày tết với đường cát hoặc dưa món, với lời chúc với ông bà, cha mẹ, anh chị em và bà con mọi sự điều tốt lành và an vui…..
QÙA TẾT GỬI BÀ CON VIỆT KIỀU
Xuân đã về trên quê hương!!!!
Nguyễn Văn Trung
Bích giang ngày cuối năm 2013 (Quý Tỵ)
Nguyễn Văn Trung
Bích giang ngày cuối năm 2013 (Quý Tỵ)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét