Mùa đông đã về trên quê hương hơn 1 tháng, dạo đầu là
những trận mưa xối xả như trút nước, để rồi quê tôi mỗi năm nhận được từ một đến
ba trận lụt từ ông trời. Nói là nhận như là ban phước vậy, nhưng thực ra là vất
vả lắm, mấy dạo chạy lụt, dọn đồ cho khỏi ngập nước và sau cùng là dọn bùn sau
khi lụt thoát, mệt bở cả hơi tai…. Mà sau lụt là một lớp phù sa màu mỡ phủ lên cánh đồng quê hương cho mùa màng năm
sau , thế mới nói là nhận từ ông trời, cũng
không ngoa! Quê tôi mà không lụt
một năm là mùa màng năm sau như kém hẳn… Rồi mấy tháng tiếp theo là mùa rét. Kể
từ ngày 23 tháng 10 âm lịch hàng năm
đi qua .Câu truyền khẩu của bà con vẫn
còn đúng “ Ông tha chớ Bà không tha. Bà cho cái lụt 23 tháng 10” . Mùa rét
quê tôi kéo dài đến tận tết âm lịch, cũng giống như bao vùng quê khác của miền
Trung . Nhưng mùa rét năm nay có hơi đậm hơn các năm khác và tôi nhớ hoài cái
rét mùa đông năm ấy!
30 tháng 12, 2013
27 tháng 12, 2013
26 tháng 12, 2013
RÉT ĐẦU MÙA
Cái rét đầu mùa, em có rét không em?
Cái nắng chưa quên, rét còn mới lạ
Phút giao mùa run lên từng chiếc lá
Tia nắng cuối ngày bối rối cả hoàng hôn
20 tháng 12, 2013
QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG !
Xứ Quảng
quê tôi - mảnh đất khô cằn
Đến
giọng nói nghe cũng nhọc nhằn đến lạ
Gió
Lào thổi xác xơ ngày mùa hạ
Mùa
đông dầm dề, mưa rả rích kéo lê thê
18 tháng 12, 2013
RA ĐI RỒI CŨNG HẸN NGÀY VỀ !
Ở quê tôi hiện nay đang rộ lên công việc xây lăng, xây
mộ. Ấy cũng là việc thường tình và cao cả
của người đang còn sống đối với người đã khuất, tỏ lòng thương tiếc và
trách nhiệm đối với tiên tổ đã có công sinh dưỡng ta đến ngày nay, khi mà cuộc
sống có phần ổn định và có điều kiện hơn trước. Đó là đạo hiếu của dân tộc Việt
nam, không thể ai chối từ ! Và ai cũng mong có ngày mồ mã tổ tiên, ông bà được
như thế .
Rồi cả hơn thế nữa, các cụ đang sống cũng lo cho mình
một chổ, bảo con cháu xây lắp đàng hoàng, uy nghiêm và chờ đến ngày tạ thế …..
(Giống như ngày xưa các cụ sắm sẵn cho mình cổ hậu sự bằng gỗ thật tốt vậy !)
16 tháng 12, 2013
QUÊ HƯƠNG CHỐN THANH BÌNH
Lâu lắm rồi tôi mới nghe lại khúc ca “ Cô tấm này nay” của nhạc sỹ: Ngọc Châu . Giai điệu trầm lắng, ngọt ngào, da diết của miền quê .
Quê hương chốn thanh bình
Có bầu trời xanh thắm xanh
Đồng lúa thẳng cánh cò bay
Lấp lánh cánh diều mơ ước tuổi thơ…….
Tự dưng tôi thấy nhớ nhà và nhớ quê hương đến nao lòng, và ước mơ có dịp được về quê.
Tôi lên thành phố sống với cùng gia đình đã hơn 10 năm. Giờ đây nhịp sống của thành phố đã quen thuộc lắm với tôi rồi.
Đọc tiếp
12 tháng 12, 2013
11 tháng 12, 2013
5 tháng 12, 2013
Nỗi nhớ mùa đông !!!
Nỗi nhớ mùa đông ( Bài đăng của Anh Tuấn Vũ )
Mùa đông đã về, se se lạnh, nhịp đập con
tim chận lại, con người như xích lại với nhau để được thêm ấm áp . Ở nơi đất khách
quê người, bôn ba vì cuộc sống mưu sinh ta lại nhớ về quê hương da diết!!!
Trong tâm thức ta tràn về bất chợt một vùng quê nghèo Bích Giang, nơi đó sâu nặng
nghĩa tình của bà con làng xóm của ta và nỗi nhớ mùa đông trên cánh đồng lúa
sau mùa lũ trên quê ta hiện lên rõ nét…….
30 tháng 11, 2013
Nhớ cơn mưa đầu mùa !
Giờ đây tôi đã gần năm mươi tuổi rồi mà vẫn
còn nhớ cái cảm giác sung sướng và thơ
ngây của cơn mưa đầu mùa ở quê tôi! Mà vẫn không nguôi trong lòng tôi .Nó thổn thức , bồi hồi pha lẫn niềm nhớ quê khôn tả sau bao năm trời xa cách !!!! Bôn ban vì cuộc sống mưu sinh .
Hồi đó vào năm 1976! Quê hương mới hồi phục
sau chiến tranh. Bọn trẽ chúng tôi đi chăn trâu vui nhất là những cơn mưa đầu
mùa. Sau một lúc trời vần vũ, đen kịch kèm
theo tiếng sấm đì đùng phương xa và trời bỗng đổi gió ….. thế là cơn mưa đầu
mùa bắt đầu.
Lúc đầu nhỏ hạt, bọn tôi tìm nơi ẫn nấp, chổ
tốt nhất là các bụi cây Dưới cổ thụ. Nhưng lại nhớ thầy giáo dạy là khi mưa giông
không nên trú nơi cây cao. Bon trẽ chăn trâu chúng tôi lại tìm nơi cây thấp để trú. Bắt đầu mưa ào ào,
mưa xối xã, mưa như trút nước Mưa cho cánh đồng khô nứt nẽ, cho các bãi cỏ cháy
sém sau mùa hè thỏa sức dịu mát đi buổi
hè oi ả !
Quê hương tôi (Sưu tầm)
Tôi được sinh ra trên quê hương Quảng Trị, cha mẹ nuôi con từ hạt cơm trên ruộng đồng quê hương từ thời thơ ấu. Hôm nay, tôi khó cầm được nước mắt khi hồi tưởng về quê hương ruột thịt với bao kỷ niệm, ân nghĩa thân thương. Nói thương quê hương tức là nói thương mẹ, thương cha, thương kính tổ tiên ông bà và cả những người thân đã bao thời khó nhọc vun bồi tâm đức để con cháu lớn khôn trên xứ người. Dù ở đâu tôi không
Đọc tiếp
28 tháng 11, 2013
LŨY TRE LÀNG!
Nét đặc trưng của xóm làng Việt nam ta là cây đa, giếng nước, sân đình. Còn
lũy tre làng thì cũng tùy từng nơi! Có
làng quê thì bạt ngàn là cây cọ, có làng quê
thì mênh mông cây dừa, có nơi thì cau xếp hàng thẳng tắp tỏa hươngnhè
nhẹ! Riêng quê tôi thì lũy tre phủ kín quanh làng. Đó là bóng dáng thân thuộc
của mọi người từ trẽ đến già ở quê tôi, bởi vì tre có từ lâu lắm rồi ,thuở cha
ông ta mới đặt chân lên mãnh đất này để lập nghiệp cho đến hôm nay! Cuộc sống bao
đời nay gắn liền với tre, mặc dầu ngày nay đã có đồ nhựa đồ nhôm thay thế!
Nhưng thân thuộc và quý giá vẫn là đồ dùng từ cây tre.
20 tháng 11, 2013
18 tháng 11, 2013
NỒI CÁ ĐỒNG -HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ!
Nồi cá đồng kho - Món
quà mạ cho!
Mạ từ quê nhà vào thăm con cháu mang
theo món quà đặc biệt: nồi cá đồng kho.
Mạ
từ Bích Giang vào Huế thăm con cháu, lần
nào cũng khệ nệ nào là đậu phọng, ruốc,bắp
…đủ thứ . Nhưng lần này, mạ mang theo
chỉ một món quà thú vị, đó là nồi cá
đồng kho. Món mà hai vợ chồng tôi rất thích một thời lăn lộn trên cánh đồng
làng quê ngày mùa!!!!
17 tháng 11, 2013
3 tháng 11, 2013
Về với Đông Hà
VỀ ĐÔNG HÀ - thơ Lê Tây
Theo đường Chín tôi về thăm thành phố
Hai bên đường nhà cửa đã khang trang
Những ngọn đồi sim buồn không ai hái
Hun hút gió Lào, cây cỏ úa vàng
Chẳng còn em để chơi trò đuổi bắt
Áo trắng bay giữa màu tím hoa sim
Tìm thấy em tôi ôm em thật chặt
Em như cây xấu hổ chợt thu mình
Đông Hà ơi, những ngày đầy bão táp
Chiến tranh về chúng mình lạc mất nhau
Em ở lại với đồi sim tan tác
Nhiều năm qua sông Hiếu vẫn còn đau
Thành phố đã lành bao thương tích
Trái tim tôi còn rỉ máu chưa thôi
VỀ ĐÔNG HÀ - thơ Lê Tây
Theo đường Chín tôi về thăm thành phố
Hai bên đường nhà cửa đã khang trang
Những ngọn đồi sim buồn không ai hái
Hun hút gió Lào, cây cỏ úa vàng
Chẳng còn em để chơi trò đuổi bắt
Áo trắng bay giữa màu tím hoa sim
Tìm thấy em tôi ôm em thật chặt
Em như cây xấu hổ chợt thu mình
Đông Hà ơi, những ngày đầy bão táp
Chiến tranh về chúng mình lạc mất nhau
Em ở lại với đồi sim tan tác
Nhiều năm qua sông Hiếu vẫn còn đau
Thành phố đã lành bao thương tích
Trái tim tôi còn rỉ máu chưa thôi
Hạt gạo ngày xưa và ngày nay !!!!
MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ DỤNG CỤ ĐỂ LÀM RA GẠO NGÀY XƯA
Máy quạt lúa ,Ngày xưa nhà giàu mới có máy này! Còn lại quạt lúa thủ công hoặc nhờ gió !
Xong rồi phơi lúa cho khô .Đưa vào cối xay lúa này để xay lúa !!! Có nhiều bài thơ nói về cái này !
Đây là hình ảnh xay lúa . Xay lúa rất mệt .Phải dùng sức để kéo ,đẩy cái tay cầm !
Lúa xay xong phải đưa vào cái giần sàng nay mà tách ra từng loại : Trấu, gạo.....
Dần sàng này chỉ có các mẹ ,các chị khéo tay mới làm được, mới tách ra trấu ,tấm ,cám .gạo
...
Xong đưa vào cối giã gạo này để giã cho trắng ra mới rồi lại dùng dần ,sàng tách các loại cám, tấm, gạo . Cối giã gạo này phải dùng chân đạp
mà đạp ở cuối . Nhà giàu mới có .Còn nhà nghèo thì dùng cối đá và giã bằng chày cầm tay!Có bài thơ rèn người của Bác Hồ nói về giã gạo này đây!
Thế đấy các bạn trẻ ! Ngày xưa vất vả thế mới có được hạt gạo trắng thơm ngon .Không phải như bây giờ
Chỉ đưa ra máy xay gạo 10 phút sau là có gạo ! Quá hiện đại ! Ngày xưa phải mất thời gian gấp 100 lần mới có được gạo (Có nghĩa là gơn 15 giờ- Hơn một buổi -cùng số gạo tương đương)
29 tháng 10, 2013
Các món đặc sản quê tôi !
Khoai lang loọc !
Nấm mối !
Đam ngoài đoồng rang khô!
Dâu tiên (Trong rú) !
Cá con kho cứng với là gừng !
SIM TRONG RÚ
Một thời để nhớ
Bài đăng của bạn Bom Béo Bở
MỘT THỜI ĐỂ NHỚ !
Đọc tiếp
MỘT THỜI ĐỂ NHỚ !
Tôi làm việc ở thành phố nhưng không phải công dân của thành phố. Sáng tôi đi, tối quay trở về nhà. Ba mươi hai cây số cho cả lượt đi và về tuyến Cam Lộ - Đông Hà. Xa đấy, nhưng phải về thôi. Ba mươi bốn tuổi chứ có năm tư tuổi thì cũng gắng mà về. Mồ mả ông cha ở đó, bà con thân thuộc phần lớn ở đó, mạ cũng ở đó. Đồng đất và cả tuổi thơ cũng gắn liền với mảnh đất Cam Lộ này. Mỗi chiều, khi chạy xe về, tôi nghe gió mát, nghe hơi thở trong veo và thấy trời xanh, thấy mặt trời lấp ló sau đỉnh đồi Phu Lơ – nơi đó cũng gắn liền với tuổi thơ tôi trong những mùa đưa trâu vào gửi cho rừng.
28 tháng 10, 2013
Câu đối trong dân gian có làng Bích Giang
Cam Lộ buôn cam, Cam Lộ lộ
Bích giang không nón, Bích giang giang
Trai Tân Trúc trồng tre, thở hoi hóp
Gái Đông Hà xúc hến hát ngêu ngao
25 tháng 10, 2013
Bát nước bắp
Quê tôi nổi tiếng về bắp. Bởi tại cái chất đất phù sa
mỡ màng, cái ngọt lịm của dòng nước mát... Hơn nữa nhà nông bây giờ thay đổi
giống ngô cao sản nhưng bà con quê tôi vẫn giữ cái giống bắp thơm ngọt của ngày
xưa ấy. Đến cả bát nước bắp cũng thơm ngọt khó tả đến nỗi đi vào thơ ca của quê
hương.
Tôi sưu tầm bài thơ BÁT NƯỚC NGÔ CỦA MẸ VIỆT Ở CAM LỘ
của nhà thơ Nguyễn Duy .Các bạn cùng thưởng thức nghe:
Cửa nhà bom giội trắng tay
Chỉ còn mấy bắp ngô này con ơi
Con về giữa buổi nắng nôi
Quà đồng chỉ có thế thôi, gọi là...
Nghẹn ngào mẹ nói chẳng ra
Nghẹn ngào chiến sĩ nhận quà ngô non
Ít ngô mà lại nhiều con
Mẹ cười móm mém: - hãy còn nước đây!
Bát sành lần lượt chuyền tay
Nước ngô mẹ lại rót đầy cho con:
- Ai chưa uống nước ngô non
Là chưa được thấm cái ngon của đồng
Cây ngô đứng nắng vẹo hông
Cho con bát nước mát lòng mẹ ơi!
Quà đồng chỉ có thế thôi...
Cam Lộ, 4-1972
Trích trong tập thơ:Cát trắng
24 tháng 10, 2013
Bài viết về thời buổi công nghệ thông tin
TÂM SỰ CÙNG EM !
Nếu ai hỏi anh: loài người trên trái đất này chia ra
làm mấy loại? Anh trã lời: có hai loại
Thứ nhất: Đó là những người
do tuổi tác, và bình thường do không có điều kiện,họ không bao giờ biết
và vào internet. Họ là thế giới thực. Họ cần gì, muốn gì,trao đổi gì
đều phải có điều kiện kiện cụ thể và ràng buộc nhiều thứ:
Tiền bạc, thời gian, hành động …….
Thứ hai: Những người còn lại
là có điều kiện, họ truy cập vào mạng internet .(Anh và em là
thuộc số này) .
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ THỜ -ĐÌNH LÀNG
ĐÂY LÀ NGÔI ĐÌNH LÀNG CỔ KÍNH -NƠI ĐÂY CỨ ĐẾN RẰM THÁNG 7 ÂM LỊCH LÀ LÀM LẼ CÚNG GIANG SƠN -BÀ CON MÌNH QUEN GỌI LÀ VIỆC LÀNG
ĐÂY LÀ MIẾU CÔ HỒN CỦA LÀNG -ĐÃ ĐƯỢC TU BỔ SỮA SANG NĂM 2012- BÀ CON HAY GỌI ĐÂU LÀ NỀN CÔ MỘ.
các món ăn quê tôi
Khoai lọọc đặc sản quê tôi -Quà cho trẽ nhõ thành phố- Món hợp trong mùa đông!(Ảnh từ FACE)
Cà non chắm mắm ruốc !!!! Thêm mấy cọng rau thơm nữa ! Ấm dạ ngày mùa của bà con!
Cà non chắm mắm ruốc !!!! Thêm mấy cọng rau thơm nữa ! Ấm dạ ngày mùa của bà con!
Về duyên quê
Đây là1tấm hình trong đám cưới của em Thuận và Quỳnh Hoa (Lấy trong làng bich giang FACE)
NẾU CÓ ĐÁM CƯỚI NÀO THÌ CÁC BẠN ĐĂNG HÌNH LÊN VÀ CHO LỜI BÌNH DÍ DỎM SÂU SẮC CHO CẶP ĐÔI ĐƯỢC HẠNH PHÚC .
Đây là văn nghệ chúc mừng cho Anh Thuận -Chị Hoa : Hòa thuận- Hạnh phúc !!!!
NẾU CÓ ĐÁM CƯỚI NÀO THÌ CÁC BẠN ĐĂNG HÌNH LÊN VÀ CHO LỜI BÌNH DÍ DỎM SÂU SẮC CHO CẶP ĐÔI ĐƯỢC HẠNH PHÚC .
Đây là văn nghệ chúc mừng cho Anh Thuận -Chị Hoa : Hòa thuận- Hạnh phúc !!!!
21 tháng 10, 2013
Các bài đồng dao ở quê tôi (Ai còn nhớ không?)
Con mèo trèo lên cây
cau
Hỏi thăm chú chuột đi
đâu vắng nhà ?
Chú chuột đi chợ đàng
xa
Mua mắm , mua muối
giỗ cha con mèo TRÒ CHƠI ĐÔNGGIAO
Một trò
chơi được đám trẻ gái yêu thích, cách chơi giống nhau nhưng ngoài Bắc gọi là là
Trồng Nụ Trồng Cà/ Trồng Nụ Trồng Hoa, và miền Trung gọi là Đi Chợ Về Chợ. Phải
có bốn em, chia làm hai cặp. Một cặp ngồi, lần lượt duỗi chồng từng bàn chân
lên nhau rồi chồng bàn tay làm hoa, trong khi cặp kia đi qua đi lai rồi nhảy
qua nhảy lại, vừa đọc:
Lich sử Huyện Cam lộ
Nhiều nơi tại Cam Lộ, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu vết của cư dân người tiền sử sinh sống từ 1,5 vạn đến 3 vạn năm về trước.(Nguồn PGD CAM LỘ)Dấu tích cư trú của người nguyên thủy thời hậu kỳ đồ đá cũ được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Tân Sở - vùng Cùa, gồm nhiều công cụ làm bằng đá quacdit có hình thù đặc trưng cho thời kỳ văn hoá Sơn Vi (niên đại từ 2 đến 3 vạn năm về trước); tại các hang Dơi (Tân Lâm - xã Cam Thành) tìm thấy một số công cụ chặt, chày nghiền...làm bằng đá và một số dụng cụ làm bằng xương, đồ gốm đặc trưng văn hoá Hoà Bình (niên đại từ 1,5 đến 2 vạn năm về trước); ở "Đồi không tên" (Tân Lâm) phát hiện dấu tích của một
Đọc tiếp
KHÁI QUÁT VỀ MẢNH ĐẤT CON NGƯỜI CAM LỘ
Huyện Cam Lộ nằm giữa lòng Quảng Trị thân thương, là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A; đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 9, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, con đường Xuyên Á từ nước bạn Lào về Cửa Việt.
Huyện Cam Lộ nằm giữa lòng Quảng Trị thân thương, là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A; đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 9, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, con đường Xuyên Á từ nước bạn Lào về Cửa Việt. Ở vị trí nói trên, Cam Lộ có điều kiện thuận lợi
Đọc tiếp
Huyện Cam Lộ nằm giữa lòng Quảng Trị thân thương, là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A; đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 9, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, con đường Xuyên Á từ nước bạn Lào về Cửa Việt. Ở vị trí nói trên, Cam Lộ có điều kiện thuận lợi
Nghìn câu thơ tài hoa
KHÔNG ĐỀ
Đưa người yêu qua nhà người yêu cũ
Trong cơn mưa ban trưa
Thấy hồn mình tách thành hai nửa
Nửa ướt bây giờ nửa ướt xa xưa ...
(ST -Nguyễn Thụy Kha)
Đưa người yêu qua nhà người yêu cũ
Trong cơn mưa ban trưa
Thấy hồn mình tách thành hai nửa
Nửa ướt bây giờ nửa ướt xa xưa ...
(ST -Nguyễn Thụy Kha)
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)