Mùa đông đã về trên quê hương hơn 1 tháng, dạo đầu là
những trận mưa xối xả như trút nước, để rồi quê tôi mỗi năm nhận được từ một đến
ba trận lụt từ ông trời. Nói là nhận như là ban phước vậy, nhưng thực ra là vất
vả lắm, mấy dạo chạy lụt, dọn đồ cho khỏi ngập nước và sau cùng là dọn bùn sau
khi lụt thoát, mệt bở cả hơi tai…. Mà sau lụt là một lớp phù sa màu mỡ phủ lên cánh đồng quê hương cho mùa màng năm
sau , thế mới nói là nhận từ ông trời, cũng
không ngoa! Quê tôi mà không lụt
một năm là mùa màng năm sau như kém hẳn… Rồi mấy tháng tiếp theo là mùa rét. Kể
từ ngày 23 tháng 10 âm lịch hàng năm
đi qua .Câu truyền khẩu của bà con vẫn
còn đúng “ Ông tha chớ Bà không tha. Bà cho cái lụt 23 tháng 10” . Mùa rét
quê tôi kéo dài đến tận tết âm lịch, cũng giống như bao vùng quê khác của miền
Trung . Nhưng mùa rét năm nay có hơi đậm hơn các năm khác và tôi nhớ hoài cái
rét mùa đông năm ấy!
Xa quê, nhớ gì chẳng nhớ, ai lại đi nhớ cái rét mùa đông
năm 1976. Cái năm mới trở về quê hương sau giải phóng. Chao ôi là rét như cắt
da cắt thịt, ở quê hương, bà con lúc đó đang nghèo lắm, không có một tấm chăn
cho đàng hoàng, có nhà phải đệm thêm một lớp rơm dưới chiếu nằm cho đở rét, áo
quần thì mặc nhiều lớp mà đâu có lành lặn gì. Có người còn ngủ trong bao tải
đay nữa chứ !!! Tội nhất là các cháu nhỏ,
mãi nô đùa, mặt mày tím tái lại, chân tay lạnh cóng, hơi thở thì ra “khói” .Với thời tiết khắc nghiệt
như vậy, bà con nông dân đi làm đồng để cho kịp thời vụ. Dưới chân thì lạnh
cóng bởi bùn lầy và nước, trên mặt thì gió mùa đông bắc quất rát cả mặt mũi …với
cái áo ni lông tơi tả che được một phía. Con đường về làng thì bùn lầy trơn
trượt như bôi mỡ, bì bõm với mùi hôi khai, ngai ngái của phân trâu bò ….. Đêm về
càng lạnh hơn, chúng tôi đi sinh hoạt đội Thiếu niên, mỗi đứa mỗi loong đồ hộp
bằng sắt tây cũ kỹ cầm theo, trong đó là
mấy cục than hồng cho đỡ rét …. Đài báo rét càng kéo dài , rét 7-8 độ. Các cô
gái đi cấy lúa thì gót chân nứt nẻ, trùm kín mặt chỉ chừa 2 con mắt, nhìn mà
không phân biệt ra là ai ngoài tiếng cười, tiếng nói mới nhận ra. Các bô lão trong làng ngồi nói chuyện với nhau
là chưa có năm mô lại rét như năm ni. Miệng lúc mô cũng ngậm cái tẩu thuốc,
nhả khói liên tục cho ấm. Tay chân nhăn nheo, rung rung liên tục và xít xoa hai
bàn tay vào nhau cho nó ấm nóng, bớt đi
cái giá rét không chịu thấu. Bếp nhà ai đỏ lửa cả ngày bằng những thanh củi do mùa lụt đem lại, cháy đượm và tạo cho không
khí gia đình thêm ấm cúng khi tất cả mọi người sum vầy sau một ngày công việc vất vả .…
Một mùa rét nhớ đời trong tuổi thơ của tôi, các cụ bảo là “rét nhức đến xương”
tôi nhớ mãi câu nói đó nhưng hồi đó chưa thấm thía bởi vì đang còn tuổi trẻ, giờ
này tôi mới thấu hiểu khi tuổi cũng gần bằng các cụ ngày xưa, khi mùa rét về ….
Năm nay lại rét, nhưng không bằng cái rét năm đó, rét đã về hơn nữa tháng rồi, cuối mùa rét là sắp đến tết, có năm rét đi
qua cả cái tết. Mùa rét ơi! Trong ký ức tuổi thơ của tôi có một mùa mà tôi không bao giờ quên được – Đó là
mùa rét năm Bính Thìn 1976….. Mùa rét
hãy đi qua nhanh để mùa xuân lại về cho quê hương ấm áp…… tình người !!!!
Bích Giang mùa đông năm Quý Tỵ -Nguyễn Văn Trung
7 nhận xét :
Mùa rét quê tôi quá chân thục với cuộc sống
Bài viết rất hay bác ạh! Nhưng bác nên để ý lổi chính tả một tý sẽ tốt hơn! Cảm ơn bác.
Mùa rét năm nay có để lại dấu ấn gì cho bạn không?
Chúc bạn năm mới nhiều niềm vui.
http://1.bp.blogspot.com/-CivAydeunHw/UsLakVJ5jbI/AAAAAAAAEu0/EeN65AEb8xU/s640/109.gif
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm và để lại lời nhận xét chân tình .Tôi sẽ hoàn thiện hơn nữa ! Thân - các bạn ghé thăm lại nhân dịp khác nhé !!!!
Qúa hay! Bạn phát huy nhé ,có chúng tôi ủng hộ
Mùa đông năm nào mà chẳng rét! Đó là quy luật tự nhiên phải không tác giả ? Nhưng cái rét của nhũng tháng năm của thập niên 70, 80 là cái rét của đói rách , càng đói càng rách càng rét càng tàn lụy xác xơ như quay lại thời tiền sử.
Mùa đông năm nào mà chẳng rét! Đó là quy luật tự nhiên phải không tác giả ? Nhưng cái rét của nhũng tháng năm của thập niên 70, 80 là cái rét của đói rách , càng đói càng rách càng rét càng tàn lụy xác xơ như quay lại thời tiền sử.
Đăng nhận xét