30 tháng 11, 2013

Nhớ cơn mưa đầu mùa !

Chào bạn đã ghé thăm!

Giờ đây tôi đã gần năm mươi tuổi rồi mà vẫn còn nhớ cái  cảm giác sung sướng và thơ ngây  của cơn mưa đầu mùa ở quê tôi! Mà vẫn  không nguôi trong lòng tôi .Nó thổn thức , bồi hồi pha lẫn niềm nhớ quê khôn tả sau bao năm trời xa cách !!!! Bôn ban vì cuộc sống mưu sinh .
Hồi đó vào năm 1976! Quê hương mới hồi phục sau chiến tranh. Bọn trẽ chúng tôi đi chăn trâu vui nhất là những cơn mưa đầu mùa. Sau một  lúc trời vần vũ, đen kịch kèm theo tiếng sấm đì đùng phương xa và trời bỗng đổi gió ….. thế là cơn mưa đầu mùa bắt đầu.
Lúc đầu nhỏ hạt, bọn tôi tìm nơi ẫn nấp, chổ tốt nhất là các bụi cây Dưới cổ thụ. Nhưng lại nhớ thầy giáo dạy là khi mưa giông không nên trú nơi cây cao. Bon trẽ chăn trâu chúng tôi lại  tìm nơi cây thấp để trú. Bắt đầu mưa ào ào, mưa xối xã, mưa như trút nước Mưa cho cánh đồng khô nứt nẽ, cho các bãi cỏ cháy sém  sau mùa hè thỏa sức dịu mát đi buổi hè oi ả !




Đọc tiếp

VUI TÍ !!!!

Dành cho các bạn trẽ đang chọn.........
[IMG]

Quê hương tôi (Sưu tầm)

Tôi được sinh ra trên quê hương Quảng Trị, cha mẹ nuôi con từ hạt cơm trên ruộng đồng quê hương từ thời thơ ấu. Hôm nay, tôi khó cầm được nước mắt khi hồi tưởng về quê hương ruột thịt với bao kỷ niệm, ân nghĩa thân thương. Nói thương quê hương tức là nói thương mẹ, thương cha, thương kính tổ tiên ông bà và cả những người thân đã bao thời khó nhọc vun bồi tâm đức để con cháu lớn khôn trên xứ người. Dù ở đâu tôi không 


Đọc tiếp

28 tháng 11, 2013

LŨY TRE LÀNG!

Nét đặc trưng của xóm làng Việt nam ta là cây đa, giếng nước, sân đình. Còn lũy tre làng thì cũng tùy từng nơi!  Có làng quê thì bạt ngàn là cây cọ, có làng quê  thì mênh mông cây dừa, có nơi thì cau xếp hàng thẳng tắp tỏa hươngnhè nhẹ! Riêng quê tôi thì lũy tre phủ kín quanh làng. Đó là bóng dáng thân thuộc của mọi người từ trẽ đến già ở quê tôi, bởi vì tre có từ lâu lắm rồi ,thuở cha ông ta mới đặt chân lên mãnh đất này để lập nghiệp cho đến hôm nay! Cuộc sống bao đời nay gắn liền với tre, mặc dầu ngày nay đã có đồ nhựa đồ nhôm thay thế! Nhưng thân thuộc và quý giá vẫn là đồ dùng từ cây tre.

Đọc tiếp

18 tháng 11, 2013

NỒI CÁ ĐỒNG -HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ!

Nồi cá đồng kho - Món quà mạ cho!

Mạ từ quê nhà vào thăm con cháu mang theo món quà đặc biệt: nồi cá đồng kho.
Mạ từ  Bích Giang vào Huế thăm con cháu, lần nào cũng khệ nệ nào là đậu phọng,  ruốc,bắp …đủ thứ . Nhưng lần này, mạ  mang theo chỉ  một món quà thú vị, đó là nồi cá đồng kho. Món mà hai vợ chồng tôi rất thích một thời lăn lộn trên cánh đồng làng quê ngày mùa!!!!
                          

Đọc tiếp

3 tháng 11, 2013

Về với Đông Hà


VỀ ĐÔNG HÀ - thơ Lê Tây

Theo đường Chín tôi về thăm thành phố
Hai bên đường nhà cửa đã khang trang
Những ngọn đồi sim buồn không ai hái
Hun hút gió Lào, cây cỏ úa vàng
Chẳng còn em để chơi trò đuổi bắt
Áo trắng bay giữa màu tím hoa sim
Tìm thấy em tôi ôm em thật chặt
Em như cây xấu hổ chợt thu mình
Đông Hà ơi, những ngày đầy bão táp
Chiến tranh về chúng mình lạc mất nhau
Em ở lại với đồi sim tan tác
Nhiều năm qua sông Hiếu vẫn còn đau
Thành phố đã lành bao thương tích
Trái tim tôi còn rỉ máu chưa thôi

Đọc tiếp

Hạt gạo ngày xưa và ngày nay !!!!

MỘT VÀI  HÌNH ẢNH VỀ DỤNG CỤ  ĐỂ LÀM RA GẠO NGÀY XƯA 
Máy quạt lúa ,Ngày xưa nhà giàu mới có máy này! Còn lại quạt lúa thủ công hoặc nhờ gió !
Xong rồi phơi lúa cho khô .Đưa vào cối xay lúa này để xay lúa !!! Có nhiều bài thơ nói về cái này !
Đây là hình ảnh xay lúa . Xay lúa rất mệt .Phải dùng sức để kéo ,đẩy cái tay cầm !

Lúa xay xong phải đưa vào cái giần sàng nay mà tách ra từng loại : Trấu, gạo.....
Dần sàng này chỉ có các mẹ ,các chị khéo tay mới làm được, mới tách ra trấu ,tấm ,cám .gạo
...
Xong đưa vào cối giã gạo này để giã cho trắng ra mới rồi lại dùng dần ,sàng tách các loại  cám, tấm, gạo . Cối giã gạo này phải dùng chân đạp 
mà đạp ở cuối . Nhà giàu mới có .Còn nhà nghèo thì dùng cối đá và giã bằng chày cầm  tay!Có bài thơ rèn người của Bác Hồ nói về giã gạo này đây!
Thế đấy các bạn trẻ ! Ngày xưa vất vả thế mới có được hạt gạo trắng thơm ngon .Không phải như bây giờ 
Chỉ đưa ra máy xay gạo 10 phút sau là có gạo ! Quá hiện đại ! Ngày xưa phải mất thời gian  gấp 100 lần mới có được gạo (Có nghĩa là gơn 15 giờ- Hơn một buổi -cùng số gạo tương đương)