25 tháng 2, 2014

CHUYỆN ÔÔNG TUYNH


                              Chuyện số 2: 
 ÔÔNG TUYNH  ĐI  CHỢ  ĐÔNG HÀ  CHỌC  CÔ BÁN HÀNG
Có một hôm, ôông Tuyn xuống chợ Đông hà  mua cái bình sứ bằng đất nung . Ôông hỏi o bán hàng :
      - O ơi ! Cái bình sứ này mấy đồng ?
O bán hàng nói séc :
      - Năm trăm đồng.
  Ôông biết là o này chua ngoa, nói séc quá ,ôông trả giá thật thấp:
      - O ơi ! Một trăm đồng  có bán khôông ?
  O bán hàng giọng chanh chua :
      - Một trăm đồng  thì bán  được  cái vòi !!!
  Thế là ôông Tuyn móc ngay trong thôộng  ra một trăm đồng, đưa cho O bán hàng,  và  lấy tay bẻ luôn cái vòi  ấm rồi cầm đi, bỏ lại một cái bình sứ sứt vòi.
  O bán hàng giận tím ruột, nhưng đành chịu vì đã lỡ nói vậy!!! 

24 tháng 2, 2014

TIỀN.....TỆ !!!!!

    
TIỀN .....TỆ !!!!!
Tiền vốn là vật đúc bằng kim loại (đồng, kẽm, nhôm, nikel, bạc) hay in bằng giấy tổng hợp (giấy vải, polime) do một ngân hàng Nhà nước phát hành dùng làm đơn vị tiền tệ của một quốc gia (hoặc như nhiều quốc gia thống nhất dùng chung một loại tiền như đồng Euro). Tiền được sinh ra nhờ sự phát triển của kinh tế xã hội loài người. Hơn 3.000 năm trước, thời Hạ Vũ ở nước Trung Hoa người ta đã dùng vỏ sò như tiền để giao dịch. Từ đời nhà Chu thì xuất hiện những đồng tiền đúc thành hình con dao, cái cuốc (giống như vật dụng cần trao đổi) rồi người ta làm những đồng hình tròn có lỗ để tiện xâu lại cho khỏi rơi. Một số vùng khác trên thế giới còn đẽo những viên đá to, đục lỗ rồi chở đi mua bán, đổi hàng tiêu dùng cần thiết như vật dụng, lương thực, da thú, vũ khí...


         Cho đến thời đại điện tử, tin học của thế kỷ XX, tiền trở nên đa dạng, hiện đại hơn, không chỉ là xu, giấy nữa mà là tài khoản ngân hàng, chuyển khoản, thẻ từ ATM và mới đây là  đồng tiền ảo Bitcoin một loại tiền tệ mới đang rất hot ngày nay, nhưng dân ta vẫn khoái dùng tiền thật loạt xoạt trong túi hơn là tiền ảo trong miếng plastic. Lại có địa phương ở nước Anh muốn quay lại thời kỳ sơ khai bằng cách tính công điểm lao động lẫn cho nhau rồi đổi lấy đồ ăn, thức uống, vật dụng thông thường! Chính hiện tượng cá biệt này làm nảy sinh sự nghi ngờ về bản chất đông tiền, ngoài giá trị tiêu dùng, tích lũy ra liệu nó còn ý nghĩa gì khác đối với xã hội và con người không?



Đọc tiếp

18 tháng 2, 2014

CHUYỆN ÔÔNG TUYNH

           CHUYỆN ÔÔNG TUYNH 

Ôông Tuyn tên thiệt là Nguyễn Tuyn, (Họ 6) người làng Bích Giang, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ôông sinh năm 1890, mất năm 1966. Ôông mần việc ở xã nên bà con làng mềng hay gọi ôông với cái tên thân thuộc là Ôông xã Tuynh .Ôông còn làm thầy cúng nên cũng có lúc bà con mềng gọi ôông với cái tên: Thầy Tuynh.

         Với tính chân thực, hài hước, dí dỏm và ngang “phè phè” nên cuộc đời ôông đã để lại nhiều chuyện khôi hài, dí dỏm và không kém phần thông minh, lém lỉnh của một người nông dân chất phác, thiệt roọt miền đất Quảng Trị đầy gió lào,nắng cháy và còn cơ cực . Mặc dù ôông mất đã lâu, nhưng hiện nay ở quê tui và vùng lân cận, vẫn còn truyền miệng trong dân gian những chuyện cười lạc quan, thú vị mà bà con quen gọi là chuyện cười ôông Tuyn. Con cháu ôông hiện nay vẫn mần ăn ở Quê hương như bao người khác.
        Tui sưu tầm và đăng lên trang này, xin con cháu ôông Tuyn thông cảm và lượng thứ ,vì khôông ngoài mục đích sưu tầm và lưu lại cho hậu thế những gì ngày xưa cha ôông ta đã sốông như rứa đó. Nếu các bạn đọọc và có vấn đề chi chưa hợp, chưa chính xác thì mạnh dạnh góp ý để tui sữa lại cho hoàn chỉnh. Bời vì chuyện dân gian , truyền khẩu nên dể thất lạc và không giống nhau về cách kể . Trôông các bạn, nhứt là các bạn trẽ hãy đóng góp nghe !!!!
Nguyễn Văn Trung –Mùa xuân năm Giáp Ngọ - trên QH Bích Giang

Đọc tiếp

14 tháng 2, 2014

LẠI VỀ CHỐN XƯA



Nhiều năm biền biệt xa làng

Nay đây, mai đó vội vàng bước chân

Về nhà đứng trước khoảng sân

Nơi xưa thơ ấu, lớn dần từ đây

Ngắm nhìn vườn tược cỏ cây

Hoa xoan tim tím rụng đầy lối qua

Đống rơm, giàn mướp, luống cà

Vại sành hứng nước hiên nhà còn đây

Giếng khơi in bóng trời mây

Rêu phong đã kín gạch xây quanh bờ
Đọc tiếp